Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp
Khoa học và công nghệ luôn được xác định giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới của nước ta, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một nền công nghiệp phát triển luôn dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến và ngược lại, công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho khoa học và công nghệ phát triển…
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng và Nhà nước đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ (KHCN) đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với tiến trình phát triển ngành Công nghiệp nói riêng. Triển khai chủ trương trên, cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tiềm lực KHCN đã được tăng cường, nhiều thành tựu KHCN được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thông tin, xây dựng... Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được tiếp tục hoàn thiện; hoạt động xúc tiến hỗ trợ tìm kiếm, trao đổi, chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh. Các quỹ phát triển KHCN quốc gia, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập và hoạt động, phát huy hiệu quả. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thông tin KHCN có bước phát triển vượt bậc. Hoạt động kết nối cung cầu được tăng cường, bước đầu hình thành một số mô hình gắn kết giữa viện, trường với doanh nghiệp trong hoạt động KHCN.
Tuy nhiên, nhìn chung chính sách huy động về đầu tư tài chính cho nghiên cứu KHCN trong công nghiệp hiện nay còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc huy động, khai thác tiềm lực của các đơn vị trong các bộ, ngành như: Các tập đoàn, tổng công ty, viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp còn hạn chế.
Hiệu quả hoạt động của các tổ chức KHCN chưa cao; số lượng thành lập doanh nghiệp KHCN còn rất hạn chế, nên kết quả ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao. Hơn nữa, cơ chế hỗ trợ tài chính trong sử dụng kinh phí từ nguồn sự nghiệp còn chưa khoa học, thiếu đồng bộ, mang nặng tính thủ tục hành chính, chưa thực sự gắn chi phí với kết quả cuối cùng, gây mất nhiều thời gian trong hoàn thành các thủ tục giải ngân.
Chính sách huy động về đầu tư tàỉ chính cho nghiên cứu KHCN trong công nghiệp hiện nay còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc huy động, khai thác tiềm lực của các đơn vị trong các bộ, ngành như: Các tập đoàn, tổng công ty, viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp hoạt động KHCN còn hạn chế.
Khơi nguồn lực khoa học công nghệ vào phát triển ngành Công nghiệp
Thứ nhất, tiếp tục triển khai và hoàn thiện thể chế để đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KHCN theo Nghị quyết 20-NQ/ TW và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW. Triển khai và thực hiện có hiệu quả các chính sách KHCN trong các văn bản pháp luật, Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam nói chung và Chiến lược phát triển KHCN trong công nghiệp nói riêng nhằm góp phần thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách liên kết giữa lực lượng nghiên cứu và phát triển KHCN vói lực lượng, đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị đào tạo nhằm tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu với ứng dụng, nghiên cứu và đào tạo, đảm bảo các kết quả nghiên cứu được ứng dụng và phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, gia tăng giá trị hàm lượng KHCN trong mọi hoạt động, sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; cần xây dựng và cụ thể hóa cơ chế quản lý hiệu quả trong việc gắn trách nhiệm của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghiệp trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp áp dụng các kết quả nghiên cứu trong nước.
Thứ tư, xây dựng và ban hành chính sách đặc thù cho hoạt động nghiên cứu một số lĩnh vực công nghệ, sản phẩm mũi nhọn, trọng điểm trong ngành Công nghiệp... Đồng thời, tái cấu trúc ngành Công nghiệp theo hướng: Đưa công nghệ trực tiếp trở thành công cụ sản xuất, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Thứ sáu, tiếp tục ban hành các chính sách huy động tiềm lực của các tập đoàn, tổng công ty đầu tư cho hoạt động KHCN, đẩy nhanh việc xây dựng và thành lập quỹ phát triển KHCN của tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp theo quy định nhằm tận dụng các ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động KHCN và phát huy tính năng động, tự chủ của doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng, đổi mới công nghệ nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ. Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2014;
Phạm Trung Hải
Tin mới hơn
- Ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm nông nghiệp (28/12/18)
- 10 sự kiện khoa học nổi bật năm 2018: Việt Nam bắt nhịp với tiêu chuẩn quốc tế (26/12/18)
- Nâng cao trình độ quản lý, đầu tư phát triển khoa học - công nghệ (24/12/18)
- “Thúc đẩy khoa học công nghệ thành động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế” (22/12/18)
- “Thúc đẩy khoa học công nghệ thành động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế” (22/12/18)
- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Kết nối tạo nên giá trị (18/12/18)
Tin cũ hơn
- Tổ chức cuộc thi dành cho các nhà khoa học trẻ (27/08/15)
- Tôn vinh trí thức KHCN tiêu biểu (23/08/15)
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ cao vào Việt Nam (20/08/15)
- Lãnh đạo Chính phủ gặp mặt 68 nhà khoa học trẻ tiêu biểu (20/08/15)
- Khởi động Chương trình Đào tạo tăng tốc đổi mới sáng tạo (20/08/15)
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (18/08/15)